Tư vấn kinh nghiệm mở Cửa hàng, Đại Lý Bia - Nước Ngọt
Sau nhiều năm kinh doanh phân phối Bia – nước ngọt, Đại diện Nhà phân phối bia, nước ngọt Phước Dũng xin chia sẻ với quý độc giả cũng như những anh/chị có ý định khởi nghiệp theo hướng mở một đại lý Bia Nước ngọt.
Trước khi bắt tay vào kinh doanh, việc tìm hiểu về sản phẩm là bước đầu tiên thật sự cần thiết giúp hình thành những chiến lược kinh doanh của anh/chị. Việc am hiểu sản phẩm như giá cả, chủng loại, nguồn gốc xuất xứ, loại hàng đang bán chạy, loại hàng đang có chương trình chiết khấu cao … sẽ giúp anh chị rất nhiều trong việc kinh doanh.
MÔ HÌNH KINH DOANH:
Nếu vốn lớn, anh chị có thể liên hệ với Công ty sản xuất để tìm hiểu xem liệu địa bàn mình đã có nhà phân phối chưa. Nếu chưa có, anh/chị có thể xin làm Nhà phân phối ở khu vực của anh/chị. Cái này thường khó nhất, vì nhà sản xuất sẽ yêu cầu bạn có sẵn một lượng tiền mặt nhất định, có kinh nghiệm về phân phối sản phẩm tiêu dùng, thậm chí là có sẵn thị trường (đã phân phối mặt hàng khác mà không phải là mặt hàng của đối thủ cạnh tranh, ví dụ như bạn đang phân phối nước ngọt nhưng hỏi xin làm nhà phân phối bia)… Nếu đáp ứng đủ các tiêu chí yêu cầu, tuyệt vời, bạn sẽ được chọn làm nhà phân phối chính thức của Hãng sản xuất, ký kết hợp đồng phân phối, chuẩn bị nhân sự, nhập hàng về và bán thôi. Làm nhà phân phối cũng sẽ có thuận lợi và khó khăn. Một số thuận lợi như: được hỗ trợ về marketing thị trường, thậm chí nhân viên bán hàng, được cam kết một tỷ lệ lợi nhuận nhất định trên số vốn đầu tư (ví dụ 20%/năm trên số vốn đầu tư)…Một số khó khăn như: áp lực chỉ tiêu giao xuống cao, áp lực tồn kho lớn, khó khăn trong quản lý vận hành …
Nếu vốn ở mức vừa phải (500tr – dưới 2 tỷ), anh chị có thể chọn mô hình làm tổng đại lý. Phân phối tổng hợp tất cả các loại bia, nước ngọt. Mô hình này cũng dễ làm, đòi hỏi vốn thấp, nhân sự vừa phải, dễ quản lý. Vấn đề là anh/chị sẽ làm sao để tự phát triển thị trường cho mình, giao nhận hàng hóa, quản lý công nợ cho phù hợp.
Nếu có vốn ở mức 50 triệu đến 100 triệu thì làm sao ?. Anh chị có thể mở cửa hàng theo hình thức cửa hàng tạp hóa tổng hợp có bia, nước ngọt làm chủ lực. Anh chị bán lẻ bia, nước ngọt cho dân cư xung quanh khu vực cửa hàng. Việc bán lẻ tuy doanh số thấp nhưng lợi nhuận sẽ tốt hơn nhiều so với làm đại lý lớn.
Dưới đây sẽ là một số vấn đề mà anh chị nên quan tâm dù anh chị chọn bất kỳ mô hình kinh doanh nào bên trên. Nhưng sẽ chủ yếu tập trung vào kinh nghiệm mở cửa hàng/đại lý bán lẻ bia, nước ngọt nhé.
Xác định mở đại lý bia, nước ngọt sẽ bao gồm:1) Bia: các sản phẩm chủ lực như Bia Sài Gòn đỏ, xanh, Bia 333, Bia Heineken, Bia Tiger. 2) nước ngọt gồm các sản phẩm chủ lực như: Coca cola, Pepsi, Number 1, C2… Sản phẩm của anh/chị thuộc hàng đồ uống, hàng tiêu dùng. Vì là hàng tiêu dùng thường xuyên nên đồng nghĩa với việc mức sinh lời không cao. Tôi xin nhắc lại là mức sinh lời không cao hay không muốn nói là khá thấp, nhưng bù lại anh chị sẽ bán được với doanh số lớn và ổn định hơn các dòng sản phẩm khác.
- Về mặt bằng kinh doanh: Nếu mặt bằng là nhà của bạn, còn gì tuyệt vời hơn nữa, bạn sẽ không phải đi thuê mặt bằng, bạn chỉ lấy hàng về bán là kiếm lời thôi, một thùng bia thì lời tầm 5 nghìn, nếu bán lẻ thì 24 – 36 nghìn/thùng. Bạn bán riết rồi sẽ có nhiều khách quen, bán được số lượng nhiều sẽ thấy được lợi nhuận.
1. MỞ CỬA HÀNG/ĐẠI LÝ BIA NƯỚC NGỌT CẦN BAO NHIÊU VỐN ? CHUẨN BỊ NHƯ THẾ NÀO ?
Câu hỏi cần bao nhiêu vốn để mở một cửa hàng/đại lý bia nước ngọt là câu hỏi mà bất kỳ ai khi có dự định kinh doanh đều nêu ra nhưng không thể tự mình giải đáp.
Nghĩ đến kinh doanh bia, nước ngọt là người ta nghĩ đến là một ngành hàng cần nhiều vốn. Vì thế nhiều người e ngại khi bắt đầu.
Rất nhiều anh/chị đã gọi điện đến chúng tôi để xin được tư vấn, hỗ trợ mở cửa hàng/đại lý bia nước ngọt và hỏi rằng “Với số vốn 50 triệu đồng, liệu tôi có mở được cửa hàng/đại lý bia nước ngọt hay không?”. Chắc hẳn trong đầu bạn đang nghĩ: Không biết từng này tiền thì nhập được bao nhiêu hàng? Từng này tiền thì bao giờ mới có lợi nhuận? Từng này tiền đầu tư vào thì mất bao lâu để thu hồi vốn và lợi nhuận ra sao?
Trước khi giải đáp câu hỏi này, mình sẽ nói qua một chút về cách thức để bạn dự tính vốn để kinh doanh bia, nước ngọt nhé! Lưu ý là toàn bộ bài viết được viết trên quan điểm của cá nhân, kinh nghiệm của mình và vấn đề này mình đang đặt trong trường hợp bạn mở 1 cửa hàng/đại lý bia nước ngọt tại các tỉnh thôi, còn ở các thành phố dân cư đông đúc và có mức sống cao hơn thì mình tạm thời chưa đề cập nhé.
Các yếu tố quyết định đến số vốn cho cửa hàng/đại lý bia nước ngọt như sau:
(1) Chi phí cho cơ sở vật chất cơ bản của cửa hàng, nó bao gồm:
Chi phí thuê mặt bằng: tùy khu vực mà giá thuê khác nhau, dao động từ 5-10 triệu/tháng, thông thường phải đặt cọc từ 3-6 tháng), nếu nhà có sẵn mặt bằng thì quá tốt, anh/chị sẽ không phải mất khoản này.
Chi phí làm bảng biển: tùy diện tích mặt tiền, chất liệu mà giá cả cũng rất khác nhau, có các lựa chọn như bảng bạt, bảng nhôm, bảng Alumium, Hộp đèn led…
Các vật dụng cơ bản khác như máy bắn giá, giấy tờ, bút mực, máy tính tay.
Chi phí cho trang thiết bị công nghệ khác, gồm camera, máy tính, phần mềm bán hàng (dự kiến từ 10 – 15 triệu).
(3) Vốn lấy hàng trưng bày và bán hàng trong khoảng 1 tuần.
(4) Vốn lưu động để đặt hàng hoặc mở rộng mặt hàng.
(5) Chi phí nhân viên bán hàng: có thể thuê theo ca hoặc thuê nguyên ngày, thông thường giờ mở cửa sẽ từ 7 giờ sáng đến 9 giờ tối (14 giờ/ngày). Anh/chị nên tính toán chia ca bán hàng cho phù hợp, đảm bảo sức khỏe cho nhân viên. Việc thuê nhân viên cũng cần cẩn thận, nên nhờ người thân quen, lý lịch rõ ràng, có khiếu bán hàng.
(6) Chi phí cho truyền thông, quảng cáo: bao gồm tờ rơi, băng rôn, thiết lập quan hệ với các quán café, nước ngọt, quán ăn, quán nhậu…
Rõ ràng (3) và (4) là chi phí cơ bản mà bạn quan tâm nhất.
Trước hết bạn nên nhìn nhận lạc quan rằng, VỚI 50 TRIỆU BẠN VẪN CÓ THỂ cửa hàng/đại lý bia nước ngọt. Bạn có vốn nhiều thì kinh doanh sẽ dễ dàng hơn, thoải mái hơn, còn vốn ít thì bạn sẽ vất vả hơn mà thôi. Ai cũng đi từ nhỏ đến lớn mà.
Với 50 triệu, bạn xác định là bỏ (2) và (5) (6) vì sẽ chỉ xây dựng được một cửa hàng có quy mô vừa phải. Với quy mô như vậy, bạn không cần đến trang thiết bị như camera, phần mềm bán hàng, nhân viên mà có thể quản lý thủ công và bạn nên lựa chọn “truyền miệng” là phương thức truyền thông chủ đạo cho cửa hàng.
2. CÁC THỦ TỤC PHÁP LÝ CẦN QUAN TÂM KHI KINH DOANH
Tùy vào mục đích kinh doanh mà mình sẽ chia ra 2 trường hợp:
THỨ NHẤT: nếu thành lập Nhà phân phối sữa thì cần những thủ tục pháp lý, văn bản, giấy tờ gì ?; Đóng thuế ra sao ? Anh/chị có thể xin phép thành lập công ty (doanh nghiệp tư nhân/ công ty TNHH/ Công ty cổ phần) có chức năng kinh doanh là phân phối BIA, NƯỚC NGOT và các mặt hàng khác. Anh/chị sẽ phải đóng các loại thuế: thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.
Với hình thức công ty, Anh/chị có thể mở điểm bán lẻ ở bất cứ nơi nào trong lãnh thổ Việt Nam. Để mở điểm bán lẻ, anh/chị có thể tham khảo thủ tục mở chi nhánh công ty. Chi nhánh công ty cũng phải đóng các loại thuế vừa nêu trên.
THỨ HAI: nếu mở điểm bán lẻ với mô hình cửa hàng/đại lý bán lẻ thì phải xin giấy phép kinh doanh hay không ? Nếu cần thì phải làm những thủ tục, giấy tờ gì ? Đóng thuế ra sao ? Anh/chị phải đăng ký hoạt động kinh doanh dưới hình thức Hộ kinh doanh, đóng thuế môn bài hàng năm, thuế khoán hàng tháng.
3. CHỌN VỊ TRÍ KHI MỞ CỬA HÀNG/ĐẠI LÝ BIA, NƯỚC NGỌT
Ở thời điểm hiện tại, không ít các cửa hàng/đại lý bia, nước ngọt được mở ra phân phối bán lẻ khắp cả nước, tuy nhiên, đa phần chỉ tập trung vào các khu vực điển hình như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng... Trong khi tại các huyện – thị tỉnh thành khác đang có tiềm năng lớn lại ít người đầu tư hơn. Trong khi thực tế thì không hoàn toàn như vậy.
Nếu cửa hàng/đại lý bia, nước ngọt của anh/chị đặt tại các khu vực đông dân, nhiều quán café, quán ăn, quán nhậu thì sẽ là một lợi thế rất lớn để phát triển thị trường sau này.
4. TÍNH GIÁ BÁN RA CHO PHÙ HỢP
Khi bắt tay vào mở cửa hàng/đại lý bia, nước ngọt, đa phần mọi người sẽ nghĩ ngay đến việc hạ giá thấp hơn đối thủ để dễ bán hàng. Thứ nhất, đó là suy nghĩ từ tiềm thức, thứ hai, giá là yếu tố dễ thay đổi nhất và thứ ba, người dân nói chung rất nhạy cảm về giá.
Vẫn là loại bia đó mà cửa hàng bạn giá thấp hơn thì khách sẽ chọn cửa hàng bạn. Nhưng đó chỉ là phương án trước mắt. Vì các sản phẩm sữa rất thông dụng, bạn tìm ra nhà phân phối hay nguồn cung cấp giá rẻ thì người khác cũng có thể làm được, bạn hạ giá thì có gì mà cửa hàng khác không hạ giá được. Hãy làm khác đi để có nhiều khách hàng mà vẫn giữ được lợi nhuận cho mình
Tôi xin khẳng định, sử dụng giá rẻ để cạnh tranh là một chiến lược “kém khôn ngoan”. Còn rất nhiều yếu tố khác ngoài giá có thể thay đổi được và hiệu quả tốt hơn như: địa điểm mở cửa hàng, khác biệt hoá sản phẩm, đầu tư cho truyền thông, quảng bá…
Trên đây là một mô hình chung cho các cửa hàng/đại lý bia nước ngọt, mỗi cửa hàng sẽ có sự thay đổi linh hoạt về cách sử dụng vốn, nó phụ thuộc vào nhu cầu khách hàng, đặc điểm của thị trường và tâm lý tiêu dùng của mỗi khu vực. Và quan trọng nhất vẫn là ĐAM MÊ của bạn, QUYẾT TÂM của bạn, TINH THẦN THÉP của bạn
5. MỘT SỐ MẸO NHỎ KHI KINH DOANH CỬA HÀNG/ĐẠI LÝ BIA, NƯỚC NGỌT
Thứ nhất: Tập trung bán đá vì đá kiếm lời rất ngon. Hiện tại, mỗi một cây nước đá lấy tại nhà máy tầm 12 – 15 nghìn. Giá giao tại cửa hàng tầm 25 nghìn (ở nông thôn) và 50 nghìn (ở thành phố). Sau đó bạn chia nhỏ ra và bán cho người mua bia, nước ngọt. Cửa hàng/đại lý nhỏ lẻ bán được từ 2-5 cây nước đá mỗi ngày nhé.
Thứ hai: Khi số lượng bán tại cửa hàng đã tăng lên đáng kể, bạn có thể mở rộng giao hàng lẻ xung quanh khu vực (tầm 2 - 5km quanh nhà). Cái này hơi vất vả chút nhưng cũng là cách gia tăng nhanh doanh số bán hàng. Nếu được thì kiếm một thằng lính (cái này cũng dễ mà cũng khó) vì kinh doanh bia nước ngọt hơi cực nên sẽ khó kiếm được lính ruột cho mình, nếu có giao hàng cho mấy quán café, quán ăn, quán nhậu thì phải dậy tầm 5h, chất hàng lên xe rồi chạy giao vòng vòng (mùa mưa gặp trời lạnh thì sẽ rất cool). Bạn nên quản lý chặt chẽ về số lượng vỏ chai khi giao cho mấy quán café, quán ăn, quán nhậu hoặc là bắt họ thế chân vỏ chai luôn (cái này khó vì mình muốn cạnh tranh thì phải chịu lỗ một chút mới lấy được mối, nhiều khi là bạn cho mượn vỏ chai thì mới lấy mối từ tay người khác được)
Thứ ba: Kinh doanh bia, nước ngọt giống như là nhặt tiền lẻ vậy đó, nên người quản lý phải biết giữ tiền. Bạn sẽ thấy là bán hàng thì thu vào từng ít một, nhưng lúc nhập hàng thì nhập số lượng lớn, nếu tính toán không kỹ thì sẽ xài thâm vô rồi lúc nhập hàng thì không biết là tiền đã bay đi đâu.
Thứ tư: Cần quản lý tốt công nợ. Hiện nay hầu hết các cửa hàng/đại lý đều ít nhiều cho khách ruột của mình công nợ, ít nhất một đơn hàng. Việc cho khách công nợ sẽ phát sinh nhiều vấn đề phiền toái như đi gom nợ, phát sinh nợ khó đòi, khách hàng chây ỳ. Nhiều chỗ nếu không cho nợ lâu, nợ nhiều, họ sẽ không lấy hàng Thời buổi ngày càng cạnh tranh, các đại lý ngày càng dễ dãi cho khách hàng (thượng đế) của mình công nợ. Nếu quản lý không tốt nó có thể thành con dao giết chết công việc kinh doanh của bạn
Thứ năm: Hãy chuẩn bị một lượng tiền mặt kha khá cho mùa vụ tết. Khi tết đến, lượng tiêu thụ tăng đột biết, người ta mua bia, nước ngọt làm quà và mua cho gia đình sử dụng trong các ngày tết nên vào mùa tết, giá cả cũng tăng theo chóng mặt. Vậy thị bạn còn chờ gì nữa, hãy ôm một lượng hàng trước thời điểm tết đến nhé.
Thứ sáu: lúc đầu bạn nên kiếm nhà phân phối gần chỗ bạn, giao nhiêu thanh toán nhiêu, về sau khi bán được nhiều rồi, sẽ tự động có đội ngũ tiếp thị tìm đến chào hàng cho bạn, nhưng cũng đừng ham những thứ mà khuyến mãi nhiều vì thường là hàng khuyến mãi thì do công ty chạy doanh số, hoặc là mặt hàng bán chậm nó mới khuyễn mãi, nếu bạn chạy theo nó thì vốn ôm hàng nằm đó hơi nhiều, ko đủ để bạn xoay những mặt hàng khác, mình bán một thời gian rồi nên cân đối, hàng nào bán chạy hàng nào chậm lúc đó mình biết lượng bán ra để nhập vào cho mình.
Thứ bảy: Chọn nhà cung cấp bia, nước ngọt. Lúc đầu thì kiếm nhà phân phối gần chỗ bạn, giao nhiêu thanh toán nhiêu, về sau này sẽ tự động có đội ngũ tiếp thị tìm đến chào hàng cho bạn, nhưng cũng đừng ham những thứ mà khuyến mãi nhiều vì thường là hàng khuyến mãi thì do npp chạy doanh số, hoặc là mặt hàng bán chậm nó mới khuyễn mãi, nếu bạn chạy theo nó thì vốn ôm hàng nằm đó hơi nhiều, ko đủ để bạn xoay những mặt hàng khác, mình bán một thời gian rồi nên cân đối, hàng nào bán chạy hàng nào chậm lúc đó mình biết lượng bán ra để nhập vào cho mình.
Thứ tám: Khi mở bia thì không quan trọng lắm vấn đề Nhà phân phối với Đại lý cấp 1, quan trong là hàng nào bán được mà có giá tốt thì mình lấy thôi. Đôi khi lấy hàng công ty/Nhà phân phối giá còn cao hơn qua Đại lý, đơn giản vì lượng hàng bạn lấy còn ít, chưa đủ chỉ tiêu theo quy định của công ty/Nhà phân phối. Ngay như một số mặt hàng nước ngọt nhiều khi tiếp thị của công ty xuống chào giá với bạn luôn chứ ko cần tới NPP nữa. Còn một số mặt hàng thì bắt buộc phải theo quy trình nó là xuống tới NPP rồi mới đến tay bạn. Làm một thời gian nếu bạn có doanh thu tốt thì tự nhiên có một số NPP hay Đại lý cấp 1 gì đó tới chào hàng bạn tới tấp luôn á, lúc đó thì mình tha hồ lựa chọn đầu vào của mình.
Và còn rất nhiều kinh nghiệm khác, hy vọng mọi người có thể comment kinh nghiệm của mình bên dưới để những anh/chị mới bắt đầu có thể học hỏi, thuận tiện khi bắt đầu kinh doanh.
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp cho các bạn có thêm chút kiến thức về kinh doanh bia, nước ngọt trong thời đại cạnh tranh ngày càng khốc liệt này. Chúc các bạn thành công!
Tag: